Sushi là gì? Có tốt không? Những loại sushi tốt và không tốt cho sức khỏe

Sushi không còn quá xa lạ đối với các bạn trẻ ngày nay và những người yêu thích ẩm thực Nhật Bản nói chung. Liệu sushi thực sự có tốt như bạn nghĩ? Những loại sushi nào tốt và không tốt cho sức khỏe?

1. Sushi là gì?

Sushi là món ăn Nhật Bản gồm thành phần chính là cơm (được trộn với giấm hỗn hợp awasesu), nguyên liệu hải sản và có thể kèm rong biển, tảo biển hoặc rau.

Cụ thể:

  • Loại cơm để làm sushi gọi là sumeshi hoặc sushimeshi, thậm chí người ta còn dùng gạo lứt để làm sushi (phù hợp cho người ăn kiêng). Cơm sau khi được nấu xong (không phải nấu chín giống cơm bình thường) sẽ được cho vào chậu gỗ (gọi là tarai), rồi trộn với giấm. Ngòai ra vừa trộn cơm vừa dùng quạt tay để cho hơi nóng thoát bớt ra ngoài, nhằm giữ lại hương vị cho giấm.
  • Giấm, được gọi là sushisu, không phải là loại giấm thông thường. Nó là hỗn hợp giấm gồm có đường, muối và rượu ngọt Mirin.
  • Nguyên liệu hải sản, được gọi là neta, sử dụng hầu hết các loại hải sản như cá hồi, cá ngừ, tôm, mực, bạch tuộc, sò điệp,…

Sushi gồm có phần cơm (trộn giấm) kèm với hải sản, còn sashimi chỉ có hải sản sống mà thôi.

Các loại sushi

Tùy theo cách chế biến mà sushi có 6 loại cơ bản như sau:

Loại 1 (nigirizushi): gọi là sushi nắm, loại này phổ biến mà bạn thường thấy ở Việt Nam. Sushi gồm có cơm trộn giấm với một miếng hải sản và ở giữa có ít mù tạt (wasabi). Thỉnh thoảng phía trên còn kèm ít gừng xay nhuyễn hoặc hành lá bào nhỏ.

Loại 2 (makizushi): gọi là sushi cuộn, có hình dạng giống gỏi cuốn Việt với lớp bên ngoài là rong biển nori. Bên trong là lớp cơm trộn giấm với nhiều thành phần như hải sản tươi sống, cà rốt, dăm bông, trứng chiên, thịt bò,… Thậm chí, người ta còn lăn makizushi qua trứng và bột chiên xù để chiên giòn – loại này gọi là Tempura Makizushi. Mỗi cuộn makizushi được cắt thành khoảng 6 – 12 khoanh nhỏ hoặc nhiều hơn.

Comments are closed.